Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

An Tư - vị công chúa đáng thương bị từ bỏ

An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không còn ai biết nàng sinh và mất năm nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi:
"Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".
Ngày ấy, khoảng đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3, thủy quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng kể cả hòang thân Trần ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Trung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết. An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không còn ai biết nàng sinh và mất năm nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi:
"Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".
Ngày ấy, khoảng đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3, thủy quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng kể cả hòang thân Trần ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Trung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết.
An Tư đi sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hy sinh ấy thật cao cả. ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới.
Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi:
"Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con".
Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau.
(VNthuquan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét