Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

ĐẶNG TRẦN CÔN

Đặng Trần Côn tiên sinh người làng Nhân Mục (tục gọi làng Mọc) huyện Thanh Trà, tỉnh Hà Đông.

Tiên sinh sinh đời Lê Dụ Tông, trong buổi Trịnh Cương xưng chúa, cầm quyền, phong tước An Đô Vương. Lúc bấy giờ trong thành Thăng Long thường có hỏa hoạn có lệnh cấm lửa. Nhưng tiên sinh hiếu học là người hiếu học nên phải đào hầm chong đèn mà học suốt canh khuya.

Tiên sinh ưa ngâm vịnh, nghe bà Đoàn Thị Điểm hay chữ, hay thơ, bèn làm một bài thơ đến yết kiến bà. Bà xem thơ, cười mà bảo rằng: nên học thêm sẽ làm thơ. Tiên sinh lấy làm thẹn, về ra sức nghiên tinh đàn tứ. Về sau tiên sinh thi đỗ chức Hương Cống (cử nhân) và vẫn chăm học, tay không hề rời quyển sách.

Đời niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) đời Hậu Lê gặp buổi binh cách, lính thú đi chinh thú nhiều nơi, đã diễn nên lắm nỗi biệt ly đau đớn, tiên sinh xúc cảm làm bài "Chinh Phụ Ngâm", theo thể thơ xưa (Cổ nhạc phủ) từ điệu thanh tao và phiêu dật lâm ly. Tiên sinh đem đưa ông Ngô Th́i Sĩ. Ông Sĩ đọc xong rất thán phục mà nói rằng: "Như bài này th́ đă áp đảo được lăo Ngô này rồi".

Sau tiên sinh lại đưa cho bà Đoàn Thị Điểm xem. Bà khen hay và đem diễn Nôm, điệu song thất lục bát. Làm xong, bà đưa cho tiên sinh xem. Tiên sinh tỏ ra kính phục tài miệng gấm ḷng thêu của bà, chịu tôn bà làm bậc sư bá.

Bài "Chinh Phụ Ngâm" truyền tụng khắp trong nước, lan đến bên Tàu, cũng phải khen tài thanh-nghệ-luật của tiên sinh. Quả thật như vậy, thơ tiên sinh cổ thể, cận thể đă học đúng đủ các phép, cho nên thi phái đời Hâu Lê nhờ tiên sinh d́u dắt mà chấn hưng nhiều.

Về sau tiên sinh làm chức Huấn Đạo rồi lần hồi thăng đến chức Ngự Sử Đài. Tính tiên sinh rất khoáng dật, thích ngao du với trăng gió rượu trà. Ngoài bài "Chinh Phụ Ngâm", c̣n lắm bài thơ phú khác, như "Tiêu Tương Bát Cảnh", "Trương Hàn Tư Thuần Lư", "Trương Lương Bố Y", "Khấu Môn Thanh",...

Không có nhận xét nào: