Đặng Dung là con Đặng Tất, một tướng tài thời Hậu Trần.
Năm sinh và năm mất của ông không rõ, chỉ biết ông người làng Tả Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất Thuận- Quảng nay thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Giận cha mình bị vua Giản Định Đế giết oan (1408) vì lời gièm pha của gian thần sau trận Bô Cô, ông đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang, và được giữ chức Đồng bình chương sự.Đặng Dung là con Đặng Tất, một tướng tài thời Hậu Trần.
Năm sinh và năm mất của ông không rõ, chỉ biết ông người làng Tả Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất Thuận- Quảng nay thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Giận cha mình bị vua Giản Định Đế giết oan (1408) vì lời gièm pha của gian thần sau trận Bô Cô, ông đem quân từ Thuận Hóa về Thanh Hóa, tôn Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang, và được giữ chức Đồng bình chương sự.
Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị nhiều lần trực tiếp chiến đấu với quân nhà Minh. Đêm tháng 9 năm Quý Tỵ (1413), Đặng Dung đánh úp và suýt bắt sống tướng Minh Trương Phụ (vì không biết rõ mặt nên Phụ lợi dụng đêm tối dùng thuyền nhẹ trốn thoát được). Tháng 11 năm 1413, vua tôi nhà Hậu Trần thế cô bị quân Minh bắt giải về Yên Kinh. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không ghi chép gì về cái chết của ông. Theo Ngô Thì Sĩ trong Việt Sử Tiêu Án thì ông và Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ moi gan ăn. Ông còn để lại duy nhất bài thơ Cảm Hoài (chép trong Toàn Việt Thi Lục). Lý Tử Tấn có lời bình: "Phi hào kiệt chi sĩ bất năng" (Nếu không phải là kẻ sĩ hào kiệt, ắt không thể làm được bài thơ này).[1]
Con cháu ông về sau có lắm người danh tiếng, hầu hết đều đỗ tiến sĩ trong các triều nhà Hậu Lê như: Đặng Đôn Phục, Đặng Công Thiếp, Đặng Tòng Cù, Đặng Minh Khiêm, Đặng Công Thận, Đặng Công Điềm, Đặng Chiêm...Thơ văn
Cảm Hoài
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu[2] thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh[3] vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền[4] đới nguyệt ma
Bản dịch của Tản Đà
Việc đời man mác, tuổi già thôi!
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ,
Tan tành sự thế luống cay ai!
Phò vua bụng những mong xoay đất,
Gột giáp sông kia khó vạch trời.
Đầu bạc giang san thù chửa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
Bản dịch của Phan Kế Bính
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Bản dịch Vân Trình
Việc lớn chưa xong tuổi đã già
Đất trời thu gọn tiệc ngâm nga
Gặp thời bần tiện thành công dễ
Lỡ bước Anh Hùng dạ xót xa
Giúp Chúa những mong xoay trục đất
Rửa dòng không lối kéo ngân hà
Bạc đầu thù nước còn chưa trả
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà
Bài họa: Cảm Hoài của Đặng Dung
Thế sự mang mang, tuổi đã già,
Đất trời lồng lộng, rượu mình ta.
Gặp thời phu hoạn[5] thành công dễ
Lỡ vận anh hùng ngẫm xót xa!
Trục đất muốn xoay phò thánh chúa,
Kéo sông vạch lối diệt gian tà.
Quốc thù chưa trả đầu mau bạc!
Mài kiếm bao lần bóng nguyệt qua
(Hoài Lê)
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét