Trong lịch sử Việt Nam không thấy nói đến hoàng hậu Somdach nên chúng ta phải tìm kiếm tài liệu liên quan đến lịch sử Cao Miên.
Thời bấy giờ quân Xiêm thường hay xâm lấn Cao Miên nên vua Chey Chattha II xin cưới một người con gái của chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) làm hoàng hậu để được chúa Nguyễn ủng hộ. Bà hoàng hậu rất xinh đẹp và có nhiều đức tính tốt, được vua Cao Miên cưng quý vô cùng. Bà đã góp nhiều ý kiến hữu ích vào công việc trị nước của vua Chey Chettha II. Nhờ ảnh hưởng của hoàng hậu mà vua Cao Miên không phản đối khi bà xin cho nhiều người Việt Nam vào giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Cao Miên cũng như cho nhiều người Việt Nam lập hãng xưởng và buôn bán gần kinh đô.
Hồi đó chúa Nguyễn thường giúp quân Cao Miên chống lại những cuộc xâm lăng của quân Xiêm.
Năm 1623, chúa Nguyễn cử một sứ bộ, đem theo nhiều tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế. Phái đoàn yêu cầu cho dân Việt Nam đến lập nghiệp và xin lập một đồn thuế. Nhờ sự can thiệp của hoàng hậu Somadach, vua Chey Chettha II chấp thuận cho lập đồn thuế tại Prey Kôr để thu thuế những người Việt Nam buôn bán tại Cao Miên.
Chúa Nguyễn khuyến khích người Việt di cư đến để làm ăn. Vì vậy trong một thời gian ngắn người Việt đến định cư rất đông.
Từ năm 1628 (là năm vua Chey Chettha II mất) trở đi, người Việt Nam đến lập nghiệp ở các vùng Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa ngày càng thêm đông. Người Miên vì không muốn sống chung với người khác văn hóa và mạnh hơn nên hễ người Việt đến sống gần họ thì họ dần kiếm cách lánh đi nơi khác.
Đã có nhiều tác giả đề cập đến hoàng hậu Somadach.
- G. Maspéro viết trong cuốn “L’ Empire Khmer”:
“Vị vua mới lên ngôi là Chey Thettha II cho xây một cung điện tại Oudong, ở đây ông làm lễ thành hôn với một công chúa con vua An Nam. Bà này rất xinh đẹp, về sau có ảnh hưởng lớn đến vua. Nhờ bà mà một phái đoàn An Nam đã xin và được vua Chey Thettha II cho lập thương điếm ở miền nam Cao Miên, nơi này nay gọi là Sài Gòn.”
- Ông Moura viết trong cuốn “Royaume du Cambodge”:
“Tháng 3 năm 1618, Prea Chey Chessda được phong vương với tước hiệu Somdach Prea Chey Chessda Thiréach Réaméa Thupphdey Barommonpit. Lúc đó vua An Nam gả một người con gái cho vua Cao Miên. Công chúa này rất đẹp, được nhà vua yêu mến và lập làm hoàng hậu tước hiệu Somdach Prea Preaccac Vodey Prea Voreac Khsattey”.
- Theo ông Henri Russier, tác giả cuốn “Histoire sommaire du Royaume de Cambodge”:
“Chúa Nguyễn lúc bấy giờ rất vui mừng thấy Cao Miên muốn giao hảo bèn gả công chúa cho vua Cao Miên. Công chúa xinh đẹp và được vua Miên yêu quý vô cùng...
Năm 1623, sứ bộ Việt từ Huế đến Oudong yết kiến vua Cao Miên, dâng ngọc ngà châu báu, xin người Việt được khai khẩn và lập nghiệp tại miền Nam.
Hoàng hậu xin chồng chấp thuận và cua Chey Chetta đã đồng ý...”
- A. Dauphin Meunier viết trong cuốn “Le Cambodge”:
“Năm 1623, Chey Chettha, người đã cưới công chúa Việt Nam, được triều đình Huế giúp đỡ để chống lại quân Xiêm... Một sứ bộ Việt Nam đã tới bảo đảm với Chey Chetta về sự ủng hộ của triều đình Huế. Sứ bộ xin phép cho dân Việt Nam tới lập nghiệp Việt Nam tới lập nghiệp ở các tỉnh phía Đông Nam Vương Quốc. Vua Cao Miên cho phép lập một phòng thu thuế tại Prey Kôr để tài trợ việc định cư”.
- Trong cuốn “Histoire des Pays de L’union Indochinoise” của ông Nguyễn Văn Quế có đoạn:
“Chey Chettha II dời đô từ Lovéa Em đếu Oudong năm 1620 và cưới công chúa Việt Nam được phong làm hoàng hậu và rất được yêu quý nhớ đức hạnh và vẻ đẹp mỹ miều.
Vì đã giúp đỡ cho vua Cao Miên chống lại những cuộc xâm lăng của Xiêm nên chúa Sãi mới xin vua Cao Miên cho phép những người Việt di cư vào Nam được khai khẩn đất đai, trồng trọt, buôn bán và trả thuế ở Sài Gòn, Biên Hòa và Bà Rịa. Vua Cao Miên chấp thuận đề nghị của nhạc phụ”.
- Ông Phan Khoang, tác giả cuốn “Xứ Đàng Trong”, nơi phần “Chúa Nguyễn gây ảnh hưởng trên đất Chân Lạp” có viết:
“Từ thế kỷ XVII đã có nhiều người Việt Nam đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp tức Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay, để vỡ đất làm ruộng. Vua Chân Lạp Chey Chetta II muốn tìm một đối lực để chống lại lân bang Xiêm La nguy hiểm kia, đã xin cưới một công nữ con chúa Nguyễn làm hoàng hậu, trông mong sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa và chúa Hy Tông (chúa Sãi) có mưu đồ xa xôi, năm 1620, đã gả cho vua Chân Lạp một công nữ. Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn gần kinh đô”.
Đến năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đến Oudong yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr tức Sài Gòn ngày nay và được ở đấy một sở thu thuế hàng hóa. Vua Chey Chetta chấp thuận và triều đình Thuận Hóa khuyến khích người Việt di cư đến đấy làm ăn rồi lấy cớ để giúp chính quyền Miền gìn giữa trật tự, còn phải một tướng lãnh đến đóng ở Prey Kôr nữa. Khi Chey Chatta mất, vùng đất từ Prey Kôr trở ra bắc đến biên giới Chiêm Thành tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay, đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai”.
- Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri ở Qui Nhơn đã nhìn thấy viện binh từ đàng Trong đi Cao Miên, ghi lại trong cuốn hồi ký xuất bản năm 1631:
“Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua Cao Miên, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Cao Miên thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm”.
Maiyeuem.net
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét