Năm Quí Tị (1293) vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho vua Trần Anh Tông, rồi về làm Thái Thượng Hoàng.
Vua Trần Anh Tông là một vị vua có hiếu và thông minh, được nhiều bậc hiền tài ra giúp vua trị nước như Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Mạc Đĩnh Chi,Nguyễn Trung Ngạn.
Lúc bấy giờ vua thì hiền, tôi trung, phép nước nghiêm minh, việc học hành mở mang, thật là một thời thịnh vượng về đời Trần.
Năm Tân Sửu (1301), Thượng Hoàng Trần Nhân Tông sang du ngoạn nước Chiêm Thành, có hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Vua Chiêm sai Chế Bồ Đài và hơn một trăm người đem vàng bạc, hương quý vật lạ sang nước ta xin cầu hôn.
Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), Chế Mân xin dâng hai châu Ô, và châu Lý làm sính lễ. Vua Anh Tông bèn quyết định gả em gái là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân. Khi về Chiêm Thành, Huyền Trân công chúa được phong Hoàng hậu. Sang năm sau (1307), vua Trần Anh Tông nhận châu Ô và châu Lý, đổi tên lại thành Thuận Châu, Hóa Châu rồi sai Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt quan cai trị.
Huyền Trân công chúa lấy Chế Mân chưa được một năm thì Chế Mân mất, các hậu phải hỏa thiêu chết theo. Được tin ấy, vua Trần Anh Tông bèn sai Nhập Nội Hành Khiển Thượng Thư Tả Bộc Xạ Trần Khắc Chung và An Phủ Sứ Đặng Văn sang Chiêm Thành tìm cách cứu công chúa Huyền Trân về. Tháng 8 năm Mậu Thân (1308) công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành trở về.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Đinh Mùi năm thứ 15 (1307) (Nguyên Đại Đức năm thứ 11). Mùa Xuân tháng Giêng. Đổi hai châu Ô Lý làm Châu Thuận và Châu Hóa, sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên nhân dân. Trước là vua Chiêm Thành Chế Mân đem đất hai châu ấy làm lễ vật cưới, người các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Hồng không chịu theo, vua sai Nhữ Hài đến tuyên dụ đức ý của Triều đình, chọn người trong bọn chúng bổ cho làm quan, lại cấp cho ruộng đất, tha tô thuế cho 3 năm để vỗ về”.
Có nhiều người không đồng ý việc gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành nên trong dân gian đã có những câu hát ví von:
Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần, đã vo nước đục, lại vần than rơm.
Tiếc thay hạt gạo tám xoan, thổi nồi đồng điếu lại chan tương cà.
Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng bàn:
“Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô thường quấy phá biên giới mới lấy con gái của dân làm công chúa gả cho thiền vu, kết hôn với người không phải giống nòi, các tiên nho đã từng chê. Song có ý muốn nghỉ binh, yên dân thì còn có thể nói được... Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho vua nước Chiêm Thành là nghĩa gì? Nói rằng nhân khi đi chơi mà trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không làm việc đổi mệnh có được không? Vua giữ ngôi Trời mà Thượng Hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi mệnh thì có khó gì, mà lại đem gả em cho người xa, không phải giống nòi cho đúng lời hẹn trước...”
Nhưng trong bài vịnh Huyền Trân công chúa của Thái Xuyên thì chúng ta lại thấy tác giả khen:
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười,
Vốn đà không mất lại thêm lời.
Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời?
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời!
Như vậy về đời nhà Trần nhờ gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành màø chúng ta đã mở mang thêm được hai châu: Thuận Hóa và Hóa Châu. Về sau cũng có nàng công chúa bước theo con đường của công chúa Huyền Trân, góp công trong việc mở mang bờ cõi nước Việt về phía nam đó là hoàng hậu Somdach (hoàng hậu Cao Miên), một nàng công chúa xinh đẹp của triều Nguyễn
Maiyeuem.net
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét