Thứ Tư, 26 tháng 12, 2007

Tuệ Tĩnh - Ông tổ thuốc Nam

Tuệ Tĩnh chính tên là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh (cũng gọi là Huệ Tĩnh.).

Ông xuất thân từ một gia đình bần nông, cha là Nguyên Công Vỹ, me là Hoàng Thị Ngọc (1) ở Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm, Hồng Châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cầm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng.Theo truyền thuyết ở địa phương, ông sinh trưởng dưới triều Trần Dụ Tông ( thế kỷ XIV), lúc lên 6 tuổi, cha mẹ đều mất. Ông được nhà sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ăn học (chùa Hải Triều sau gọi là chùa Nghiêm Quang tức chùa Giám ở xã Cẩm Sơn, vì bị đất lở, đã dời đến xã Tân Sơn cùng huyện Cẩm Bình).

Đến 10 tuổi, Bá Tĩnh lại được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam (Nam Đình) đưa về cho ở học với nhà sư chùa Dũng Nhuệ trong huyện. Tại đây, ông được gọi là Tiểu Huệ nên có biệt danh là Huệ Tĩnh. Ông được học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa.

Đến 22 tuổi, ông đi thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Ông tiếp tục việc chữa bệnh giúp dân ở chùa này và phát triển thêm một số cơ sở chữa bệnh ở các chùa lân cận, như chùa Hộ Xá (Nghĩa Xá).

Năm 30 tuổi, ông trở về trụ trì chùa Yên Trang. Ông đã tu bổ lại chùa này với một số chùa khác (24 ngôi) ở hạt Sơn Nam và quê hương, huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm phúc.

Năm 45 tuổi, ông thi Ðình, đậu Hoàng giáp.

Năm 55 tuổi ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái y, rồi mất ở bèn ấy, không rõ năm nào.

Sự nghiệp:

Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng của y học nước nhà với truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam, theo phương châm "Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt ". Ông đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền chùa và thu trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời. Truyền thống của Tuệ Tĩnh đã được đời sau thừa kế và phát huy rạng rỡ trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân và phát triến y học dân tộc.(Sưu tâm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét