Chương Hai
I. Thời đại Thái cổ (trước Thế Kỉ 29 tr.D.L.)
Từ thời rất xa xưa có những bộ lạc cư trú tại vùng bao quanh châu thổ sông Hồng. Lúc đó châu thổ còn là vịnh biển, mực nước cao hơn hiện nay 50 thước. Các bộ lạc tiền sử sống rải rác trên vùng cao (có mức thấp nhất là cao hơn mức nước biển hiện tại 50 thước), từ bắc Trường Sơn tới Hoàng Lyên Sơn và bao ra biển ở các rặng Bắc Sơn, Ngân Sơn và quanh các nơi có cuồng lưu nước ngọt. Khoảng thời gian đó cách nay chừng một triệu năm. Mãi về sau có hai trung tâm phát triển mạnh là Hoà Bình và Bắc Sơn. Thời gian ấy cách nay khoảng từ 60 ngàn năm tới 40 ngàn năm.
Các người tiền sử sống bằng săn thú và hải sản. Phương tiện lúc đầu là tay chân, sau biết dùng xương thú vật làm tăng khả năng của tay để phát triển lượng số thực phẩm. Dần dần người tiền sử biết dùng lửa, nhờ đó đời sống quy củ hơn.
Khi nước biển rút dần tới mức hiện tại khoảng chừng 40 ngàn năm trước các bộ lạc tiền sử bỏ dần vùng cao và tụ tập hợp sinh tại vùng châu thổ sông Hồng. Lúc đầu vùng châu thổ còn nhiều đầm lầy, rừng rậm và hầu hết mặt đất chưa ráo nước, người tiền sử vẫn phải sống bằng săn thú và hải sản.
Khi đất đồng bằng đủ vững, các bộ lạc này sống bằng trồng tỉa, sau biết trồng lúa gạọ Đó là thời kỳ mở đầu cho nông nghiệp; văn minh nông nghiệp manh nha. Trong suốt thời gian hợp sinh tại châu thổ khoảng 40 ngàn năm trước các bộ lạc tiền sử tương giao trong khoảng thời gian chừng 30 ngàn năm rồi hình thành một chủng tộc là Việt tộc. Việt tộc đã tạo nên nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới khoảng 15 ngàn năm trước dương lịch (văn minh Hoà Bình: đồ đá khoảng 20 ngàn năm trước dương lịch nông nghiệp khoảng 15 ngàn năm tr.D.L. đồ gốm khoảng trước 10 ngàn năm tr.D.L.). Địa bàn căn bản là châu thổ sông Hồng. Văn hoá Việt đã được xây dựng dần dần để trở thành nền văn hoá tâm linh và dân Việt là một dân tộc văn hiến từ xa xưa.
II. Thời đại Hồng Bàng (2879 tr.D.L. 257 tr.D.L.)
A. Huyền sử
Theo truyền thuyết thì vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, nhân đi xuống phương nam, tới núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam, ngày nay thuộc nước Tàu) thì gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra Đế Nghi và Lộc Tục. Về sau Đế Nghi được làm vua phương bắc và Lộc Tục làm vua phương nam. Lộc Tục lấy hiệu Kinh Dương và đặt tên nước là Xích Quỷ, vào khoảng 30 thế ký? trước dương li.ch. Địa bàn quốc gia lúc đó rất rộng lớn, gồm hồ Động Đình ở phía bắc và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây tới Ba Thục, phía đông tới biển Đông.
Vua Kinh Dương lấy Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Khi Sùng Lãm lên ngôi, lấy hiệu Lạc Long Quân và kết hôn với Âu Cơ, rồi sinh một bọc trăm trứng. Ít lâu sau, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng:"Ta thuộc dòng dõi rồng, nàng thuộc dòng dõi tiên, ở mãi với nhau không được, vậy nàng mang 50 con lên núi, còn ta đem 50 con xuống biển nam". Tới Phong Châu, mẹ Âu Cơ phong cho con trưởng lên ngôi vua lấy hiệu vua Hùng và đặt tên đất là Văn Lang.
B. Sử ký
Vị vua đầu tiên của nước Văn Lang là vua Hùng, địa giới gồm Bắc Việt và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vua, quan theo lệ cha truyền con nốị Các vua lấy hiệu Hùng, đóng đô ở Phong Châu , nay thuộc Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương. Họ Hùng truyền đời được 18 vị vuạ Quan văn gọi là Lạc hầu, quan võ gọi là Lạc tướng. Đời nay tại tỉnh Phú Thọ có đền thờ các vua Hùng. Ngày giỗ hàng năm là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, người Việt lấy ngày này là ngày giỗ tổ.
IIỊ Thời Thục (257 tr.D.L. 207 tr.D.L.)
Năm 257 tr.D.L. Thục Phán thắng vua Hùng thứ 18. Lên ngôi lấy hiệu An Dương, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, nay thuộc Đông Anh, tỉnh Vĩnh Yên.
Để phòng bị giặc phương bắc, vua An Dương cho xây thành Cổ Loa rất kýên cố. Thành có ba tầng vòng quanh xoáy vào trung tâm như trôn ốc nên cũng gọi là Loa Thành.
Về sau, Triệu Đà là tướng của Tàu ở vùng Nam Hải (nay thuộc tỉnh Quảng Đông của Tàu) kéo quân sang Âu Lạc đánh phá nhiều lần nhưng đều thất bạị Thấy đánh mãi không được Triệu Đà bèn lập mưu cầu hoà, cho con là Trọng Thuỷ sang nước Việt xin cưới công chúa Mị Châu, rồi lập mưu đánh úp. Vua An Dương bị bại trận, chạy tới Mộ Dạ (Thanh Hoá) thì tự tử (207 tr.D.L.).
IIỊ Thời Thục (257 tr.D.L. - 207 tr.D.L.)
Năm 257 tr.D.L. Thu.c-Phán thắng vua Hùng thứ 18. Lên ngôi lấy hiệu AnĐương, đặt tên nước là Âu-Lạc, đóng đô ở Phong-Khê, nay thuộc Đông Anh, tỉnh Vĩnh-Yên.
Để phòng bị giặc phương bắc, vua AnĐương cho xây thành Cổ-Loa rất kiên cố. Thành có ba tầng vòng quanh xoáy vào trung tâm như trôn ốc nên cũng gọi là Loa-Thành.
Về sau, Triê.uĐDà là tướng của Tầu ở vùng Nam-Hải (nay thuộc tỉnh QuảngĐDông của Tầu) kéo quân sang Âu-Lạc đánh phá nhiều lần nhưng đều thất bạị Thấy đánh mãi không được Triê.uĐDà bèn lập mưu cầu hoà, cho con là Tro.ng-Thuỷ sang nước Việt xin cưới công-chúa Mi.-Châu, rồi lập mưu đánh úp. Vua AnĐương bị bại trận, chạy tới Mô.Đa. (Thanh-Hoá) thì tư.-tử (207 tr.D.L.).
IV. Thời Triệu (207 tr.D.L. - 111 tr.D.L.)
Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải (nay thuộc Quảng Đông của Tàu) và quận Quế Lâm (nay thuộc Quảng Tây của Tàu) để lập thành nước Nam Việt. Nhờ học được văn hoá Việt tộc, Triệu Đà bỏ tính cương bạo du mục, nên tách ra khỏi thế lực nhà Tần của Tàu, rồi định lập kế đời đời với dân Việt, bèn lập nước riêng và lên làm vuạ Lấy hiệu là Triệu Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc tỉnh Quảng Tây của Tàu). Triệu Đà chia nước Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ (Bắc Việt) và Giao Châu (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Triệu Đà mất (137 tr.D.L.), nhà Triệu còn truyền thêm được bốn đời vuạ
- Triệu Văn Vương (Hồ) 137 tr.D.L. - 125 tr.D.L.
- Triệu Minh Vương (Anh Tề) 125 tr.D.L. - 113 tr.D.L.
- Triệu Ai Vương (Hưng) 113 tr.D.L. - 112 tr.D.L.
- Triệu Dương Vương (Kiến Đức)112tr.D.L. - 111 tr.D.L.
Vào đời Ai Vương, thái hậu Cù Thị xúi vua dâng nước cho nhà Hán, tể tướng Lữ Gia bèn giết vua cùng thái hậu rồi lập người anh khác mẹ của Ai Vương là Kiến Đức (mẹ của Kiến Đức là người Việt) lên ngôi, gọi là Dương Vương, để cùng bầy kế chống nhà Hán, nhưng thế lực không đủ nên năm 111 trước dương lịch bị tướng Hán là Lộ Bác Đức đánh chiếm mất nước.
V. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (111 tr.D.L. - 39) (Lần thứ nhất)
Nhà Tây Hán (của Tàu) chiếm được nước Nam Việt, đổi tên là Giao Chỉ Bộ và chia thành 9 quận, riêng địa phận Âu Lạc cũ gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Giao Chỉ Bộ đặt dưới quyền cai trị của một Thứ Sử, mỗi quận có một Thái Thú cai quản. Ỏ các địa phương, các Lạc Hầu, Lạc Tướng người Việt vẫn được giữ chức cũ nhưng hàng năm phải nộp thóc lúa và phẩm vật cho các quan Tàụ Các Thái Thú và Thứ Sử người Hán lúc đó hầu hết rất bạo tàn.
VI. Thời Nữ vương họ Trưng (40-43)
Vào thời Tô Định làm thái thú quận Giao Chỉ, một thủ lãnh người Việt tên là Thi Sách vì mưu việc đuổi Tàu mà bị giết.
Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị tiếp tục ý chí cách mạng, phất cờ khởi nghĩa đánh Tàu giành độc lập. Hai bà được dân chúng khắp nơi hưởng ứng, chiếm lại được 65 thành trì và đánh đuổi quân Tô Định về Tàụ Hai bà xưng vương năm 40, đóng đô ở Mê Lynh (nay thuộc tỉnh Phúc Yên). Nhà Hán phải sai một danh tướng tên là Mã Viện sang đánh. Hai bà yếu thế, thất trận, tự trầm ở sông Hát vào năm 43.
Ngày nay ở làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ hai bà. Ngày ký? niệm hai bà Trưng là ngày mồng 6 tháng hai âm lịch hàng năm.
VII. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (43-544) (Lần thứ hai)
A. Việc đô hộ khắc nghiệt
Từ khi Mã Viện chiếm được Giao Chỉ, chế độ đô hộ của Đông Hán lại càng khắc nghiệt hơn. Đổi Giao Chỉ thành Giao Châụ Các lạc hầu, lạc tướng đều bị mất hết quyền hành, Giao Châu bị chia thành nhiều huyện, do các huyện lệnh người Tàu cai tri..
Đời sống dân chúng rất khốn cực vì bị bọn đô hộ hành hạ, bóc lột đến tận cùng.
B. Bà Triệu khởi nghĩa (248)
Năm 248, Bà Triệu khởi nghĩa ở quận Cửu Chân, đánh thắng quân Tàu nhiều trận, khiến chúng khiếp sợ, nên gọi là bà là Lệ Hải Bà Vương. Nhưng vì quân ít, thế cô, bà Triệu bị thất trận, chạy tới làng Bồ Điền (Thanh Hoá) thì tự tử. Ngày nay tại đó còn có đền thờ Bà Triệụ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét