Thứ Ba, 25 tháng 12, 2007

Lê Thánh Tông_vị Vua Hiền Của Dân Tộc

Lê Thánh tông là một vị vua hiền của nước ta.

Ông tên thật là Lê Tư Thành,con thứ tư của vua Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao.Ông sinh vào ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất niên hiêu. Đại Bảo 3(1442).

Năm Ất Sửu (1445)được phong là Bình Nguyên Vương.Ngày 8 tháng 6 năm Canh THÌN(1460),sau khi Lê Nghi Dân bị giết,ông được quần thần tôn lên ngôi.

Lê Thánh tông ở ngôi được 37 năm,đặt 2 niên hiệu là Quang Thuận(1460-1469) và Hồng Đức(1470-1497),ông mất ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tị(1497),thọ 55 tuổi. Lê Thánh tông là một vị vua hiền của nước ta.

Ông tên thật là Lê Tư Thành,con thứ tư của vua Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Dao.Ông sinh vào ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất niên hiêu. Đại Bảo 3(1442).Năm Ất Sửu (1445)được phong là Bình Nguyên Vương.

Ngày 8 tháng 6 năm Canh THÌN(1460),sau khi Lê Nghi Dân bị giết,ông được quần thần tôn lên ngôi.Lê Thánh tông ở ngôi được 37 năm,đặt 2 niên hiệu là Quang Thuận(1460-1469) và Hồng Đức(1470-1497),ông mất ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tị(1497),thọ 55 tuổi.

Trong thời gian làm vua,ông dã thực hiện một loạt chính sách đổi mới về các mật chính trị,kinh tế,vân hóa giáo dục,...như ban bố bộ luật Hồng Đức,tổ chức đưa dân đi khai khẩn đất hoang,ban hành quy chế thi cử,mở rộng quan hệ với các nước láng giềng,....Những chính sách đó đã làm thay đổi bộ mật của đất nước lúc bấy giờ,hơn nữa còn anh hưởng rất lớn đến đời sau.

Nhắc đến Lê Thánh Tông,chúng ta không chỉ ngạc nhiên về một con người ở ngôi tối cao,bận trăm công ngàn việc mà còn biên soạn được một khối lượng lớn thơ văn đồ sộ cả chữ Hán lẫn chữ Nôm,cả thơ lẫn văn xuôi.Đặc biệt ông còn để lại một tác phẩm vào loại cổ nhất nước ta lấy tên là :''Thập giới cô hồn quốc ngữ văn''.Năm 1495,Người sáng lập ra Hội Tao Đàn (là một tổ chức sáng tác và pê bình văn học),có thể nói đó là Viện Hàn Lâm văn học có quy củ đầu tiên của nước ta.Hội gồm có 28 thành viênlaf những người hay chữ nhất đương thời,được xưng tụng là ''Thập nhị bát tú''(28 ngôi sao)do vua Lê Thánh Tông làm chủ súy,ông lấy hiệu là Thiên Am Động Chủ hay Đạo Am chủ nhân.Ông là người thông minh,đĩnh ngộ,có tầm nhìn rộng và rất giỏi chữ nghĩa văn chương.

Thuở nhỏ,ông đã đượcvua anh là Lê Nhân Tông quý trọng phong là Bình Nguyên Vương và được vào kinh điện học tập cùng các thân vương khác.Bấy giờ người thầy học của vua Nhân Tông là Trần Phong(?-1485)thấy ông dáng điệu đường hoàng,trí tuệ sáng suốt hơn hẳn người khác nhưng sống kín đáo,chỉ vui với sách vở cổ kim,không lúc nào rời,tính tình lại ưa điều thiện,thích người hiền nên biết trước ông sẽ trở thành người khác thường.Đến khi lên ngôi vua tuy việc nước bề bộn,nhưng Lê Thánh Tông vẫn có thói quen học hành cần mẫn.

Là một vị vua,chẳng những bản thân đã sáng tác nhiều và hay,Lê Thánh Tông còn là người tập hợp và cổ vũ hầu hết các tài năng văn học vào bậc nhất của nước ta thời bấy giờ cùng sáng tạo và đã cống hiếncho kho tàng văn hóa nước nhànhieeuf tác phẩm có giá trị.Lê Thánh Tông là vị vua hết sức quan tâm đến việc hưng thịnh của nền giáo dục của đất nước,ngoài việc tổ chức nhiều kì thi đạt chất lượng cao cho nước nhà,ông là người đầu tiên cho mở nhà Thái Học,dựng nhà Nội trú sinh viên,lập Bí thư các để chứa sách vở,dựng bia Văn Miếu để ghi tên những người đỗ đạt từ Tiến sĩ trở lên... Trong thời đại phong kiến nước ta,chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục,đào tạo nhân tài lại phát triển mạnh mẽ như thế!chưa bao giờ giới trí thức lại được trọng vọng và được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài trí phục vụ quốc gia như thế!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét