LÝ THƯỜNG KIỆT - DANH TƯỚNG NHÀ LÝ
Tiểu Sử
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn (1019 _ 1105) là một danh tướng Nhà Lý có công đánh bại quân Nhà Tống"vào năm 1075_1077.
Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam ông tên thật là Ngô Tuấn, là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, cháu của Ngô Ích Vệ, chắt của Sứ quân Ngô Xương Xí và cháu 5 đời của Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập–hoàng tử trưởng của Ngô Quyền, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long Hà Nội ngày nay. Có tài liệu lại nói quê ông là làng An Xá, huyện Quảng Đức (Cơ Xá, huyện Gia Lâm ngày nay).
Gia đình ông nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu, là thái giám theo hầu Lý Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri. Lý Thánh Tông phong chức Thái bảo, ban tiết việt để đi thăm hỏi lại dân ở Thanh Hóa Nghệ An. Tháng 2/1069, khi vua Lý Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, ông làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ.
Chiến tranh với Tống
Năm 1075, Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tông Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tông Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người".
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tôn Đản vây châu Ung.
Năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm châu cũng thất thủ. Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc Nam Ninh,Ung Châu.
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây, đồng thời xuống chiếu cho các quan lại địa phương, dặn rằng: "Nếu xem chừng quân Giao Chỉ tới đâu mà không đủ quân giữ, thì chỉ giữ lấy chỗ hiểm mà thôi. Chỗ nào có tiền, vải, lương thực, thì phải chở tháo đi, đừng để lọt vào tay địch" Sau đó lại ra một lệnh trái ngược, nói rằng: "Nếu quân bỏ thành đi chỗ khác, thì lo rằng dân rối sợ. Hãy bảo các quan Ti đều phải trở lại thành mình. Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu.
Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ; để chờ quân các châu và quân triều đình tới tiếp cứu: "Cuộc chiến đấu ở thành Ung Châu, bởi thế, sẽ rất gay go, quyết liệt, và sẽ là một trường tranh đấu giữa mưu trí của Lý Thường Kiệt và lòng dũng cảm của Tô Giám Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố Quảng Tây phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, dùng máy bắn đá bắn vào thành giết được nhiều người ngựa trong thành, quân Tống cũng dùng cung thần tý bắn ra, làm chết nhiều quân Nam và voi chiến. Thành Ung Châu rất vững, quân Nam phải dùng vân thê, là một thứ thang bắc truyền nối nhau rất cao, để leo lên thành, nhưng vẫn không tiến lên được. Quân Nam dùng đến kế đào đường hầm để đánh vào thành, cũng không vào nổi. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam chồng bao đất cao đến hàng trượng trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000Quân Tống tiếp tục tràn xuống, theo đường tắt qua dãy núi Đâu Đỉnh, tới phía tây bờ sông Phú Lương; trong khi đó, một cánh quân tách ra, vòng sang phía đông đánh bọc hậu quân Nam ở Giáp Khẩu (Chi Lăng) và thẳng tới sông Cầu.Vua sai Lý Thường Kiệt đem quân đón đánh, lập chiến lũy sông Cầu Như Nguyệt để chặn quân Tống. Sông Cầu từ địa phận Cao Bằng chảy đến Lục Đầu, hợp với sông Bạch Đằng. Từ Lục Đầu ra đến bể, là một cái hào tự nhiên sâu và rộng, che chở cho đồng bằng nước Việt để chống lại tất cả mọi cuộc ngoại xâm đường bộ từ Lưỡng Quảng kéo vào. Đối với đường sá từ châu Ung tới Thăng Long, thì sông Bạch Đằng không can hệ, vì đã có sông Lục Đầu, là cái hào ngăn trước rồi. Trái lại, sông Cầu rất quan trọng. Thượng lưu sông Cầu qua vùng rừng núi rất hiểm. Chỉ có khoảng từ Thái Nguyên trở xuống là có thể qua dễ dàng, và qua rồi thì có đường xuôi. Nhưng sau sông, ở về phía tây có dãy núi Tam Đảo, là một cái thành không thể vượt. Chỉ có khoảng từ huyện Đa Phúc đến Lục Đầu là phải phòng ngự bờ nam mà thôi. Trong khoảng ấy, lại chỉ khúc giữa, từ đò Như Nguyệt đến chân núi Nham Biền, là có bến, có đường qua sông để tiến xuống miền nam một cách dễ dàng thẳng và gần.
Lý Thường Kiệt đem chủ lực chặn con đường từ trại Vĩnh Bình đến sông Nam Định (sông Cầu) bằng cách đặt những doanh đồn và phục binh ở hai ải tiếp nhau: ải Quyết Lý ở phía bắc châu Quang Lang và ải Giáp Khẩu ở phía nam châu ấy. Nếu hai phòng tuyến ấy bị tan, thì phải cố thủ ở phòng tuyến thứ ba, tức là nam ngạn sông Nam Định. Để cản quân Tống qua sông, Lý Thường Kiệt sai đắp đê nam ngạc cao như bức thành. Trên thành, đóng tre làm giậu, dày đến mấy từng. Thành đất lũy tre, nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế sông Nam Định và bờ nam ngạn ra một dãy thành hào, che chở cả vùng đồng bằng Giao Chỉ. Thành hào ấy dài gần trăm cây số, khó vượt qua và nhưng lại dễ phòng thủ hơn là một thành lẻ như thành Thăng Long.
Cùng lúc đó thuỷ binh Tống do Hòa Mân và Dương Tùng Tiểu chỉ huy đã bị thủy quân Nam do Lý Kế Nguyên điều động, chặn đánh ngoài khơi lối vào Vĩnh An. Quân Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan".Quân Tống tiến không được, thoái không xong, hao mòn vì chiến sự và khí hậu, không được thủy quân tiếp viện. Quân Nam lại tập kích, doanh trại của phó tướng Triệu Tiết bị phá, dù quân Tống cũng giết được hoàng tử quân Nam là Hoàng Chân và Chiêu Văn. Quân Tống 10 phần chết đến 6, 7 phần.
Lý Thường Kiệt biết tình thế quân Tống đã lâm vào thế bí, mà người Nam bị chiến tranh liên miên cũng nhiều tổn thất, nên sai sứ sang xin "nghị hoà" để quân Tống rút về. Quách Quỳ vội chấp nhận giảng hòa và rút quân. Sách Việt Sử kỷ yếu"Cũng may mà lúc đó địch lại xin giảng hoà, không thì chưa biết làm thế nào". của Trần Xuân Sinh dẫn cổ sử nói về nội tình của nhà Tống về sự kiện này: Triều thần nhà Tống cho rằng Hòan Xuân Hãn, tác giả sách Lý Thường Kiệt đã bình phẩm: "Giả như các mặt trận đầu có quân trung châu, thì thế thủ xếp theo trận đồ của lý Thường Kiệt đã dàn ra, có lẽ đánh bại Tống từ đầu. Nhưng thổ quân các châu vội hàng trước đại quân Tống. Quân tiên phong không giữ nổi các ải. Cuối cùng là nhờ phòng tuyến sông Cầu khéo đặt, và thủy quân ta mạnh cho nên Lý Thường Kiệt đã ngăn cản được sức tiến công quyết liệt của Tống"
Chiến tranh với Chiêm Thành
Ngoài việc cầm quân đánh Tống, ông còn hai lần trực tiếp đi đánh Chiêm Thành vào các năm 1075 và 1104 . Những năm cuối đời, ông còn cầm quân đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu (1103). Năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Mah (Jaya Indravarman 2) đem quân đánh và lấy lại 3 châu Địa Lý v.v. mà vua Chế Củ đã cắt cho Đại Việt. Đến đây, Lý Thường Kiệt đi đánh, phá được, Chế Ma Na lại nộp đất ấy cho Đại Việt.
Khai quốc công
Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được phong làm Thái úy . Ông là vị thái giám đầu tiên của các triều đại phong kiến Việt Nam có công đức và đóng góp cho đất nước.
Tháng 6 năm 1105 , Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi. Vua Lý Nhân Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
LĂNG ÔNG BÀ CHIỂU - LĂNG MỘ CỦA AI?
Nằm trên một khu đất rộng 18.500m2 tựa như một hình thang lẹm góc, tọa lạc số 1 Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh, cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Đông bắc. Vì nằm gần chợ Bà Chiểu nên khu mộ và miếu thờ Tả quân Lê văn Duyệt được dân gian thường gọi là “Lăng Ông Bà Chiểu”. Nơi đây không chỉ là một cơ sơ tín ngưỡng cộng đồng gắn liền với một nhân vật lịch sử cách đây hơn thế kỷ mà còn là công trình kiến trúc có giá trị Văn hóa, nghệ thuật đặc sắc ghi dấu đời sống văn hóa phong phú của nguời dân Nam bộ, đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích LSVH.
Cuộc đời
Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong vùng thôn dã gần vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh, thuộc tỉnh Tiền Giang . Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi vào đây sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.
Khi Phúc Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi chạy vào Nam có ngụ tại nhà thân sinh của ông là Lê Văn Toại, nhân đó ông được Nguyễn Phúc Ánh tuyển dụng làm thái giám ( ông là người ái nam ái nữ bẩm sinh chứ không phải tự hoạn để làm thái giám ). Lúc bấy giờ ông mới 17 tuổi. Ít lâu sau Lê Văn Duyệt được phong làm Cai Cơ trông coi nội binh.
Từ năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Nguyễn Phúc Ánh. Năm 1793 Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Hòang Đức, Võ Di Nguy, Võ Tánh theo Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Quy Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương.
Tháng 1 năm 1801 ông đã cùng Nguyễn Phúc Ánh và các tướng Nguyễn Văn Trương, , Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại. Quân Tây Sơn thua to trong trận này. Tháng 4 Nguyễn Phúc Ánh đem thủy quân ra Đà Nẵng . Đến tháng 5 Nguyễn Phúc Ánh vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc.
Ngày 3 tháng 5 Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào thành Phú Xuân.
Tháng 5 năm 1802 sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân tiên phong đánh ra Bắc thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, vua Gia Long đã thu phục được Bắc Hà.Tả Quân Lê Văn Duyệt làm Tổng Trấn thành Gia Định hai thời kỳ: từ 1813 đến 1816.
Năm 1813 ông lãnh chức Tổng Trấn thành Gia Định, kiêm trông coi luôn cả Bình Thuận, Hà Tiên .
Đến năm 1816 ông được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái Tử. Lần thứ nhì từ năm 1820 cho đến khi mất. Lê Văn Duyệt làm tổng trấn ở Gia Định thành rất uy quyền, lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là "ông Lớn Thượng". Đương thời các nước lân cận đều sợ oai phong của Lê Văn Duyệt, gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai", một trong ngũ hổ tướng từng là tổng trấn Gia Định thành (bốn người còn lại là Nguyễn Văn Trương,Nguyễn Văn Nhơn, , Kiến Xương Quận Công Nguyễn Hùynh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu ).
Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương và nghề nghiệp. Thành Phiên An (tức thành Gia Định) do Lê Văn Duyệt cho xây đắp thêm, đến năm 1830 thì xong. Thành được xây bằng đá ong , thành cao và rộng nên khi Lê Văn Khôi , con nuôi của Lê Văn Duyệt, khởi loạn chiếm thành, quân triều đình vây đánh 3 năm mới hạ được. Hằng năm ông tổ chức hai lễ lớn: lễ triều kiến vua và lễ duyệt binh. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán vua Miên phải sang chúc thọ vua Việt Nam tại thành Phiên An. Cứ ngày 30 Tết vua Miên phải có mặt tại thành để ngày hôm sau cùng Tả Quân trấn hành lễ chúc thọ tại Vọng Cung. Ngoài ra ngày mồng sáu tháng Giêng thì tổ chức lễ "xuất binh" để thị oai với các nước láng giềng và để nhân dân an tâm vì thời đấy người dân tin rằng đầu năm có diễn oai binh lực thì sẽ được bình an suốt năm vì tà ma quỷ mỵ đều sợ oai phong của Tả Tướng Quân.
Tương truyền, từ lúc trẻ, ông đã là người ái nam ái nữ , thích đá gà và cũng tự nuôi nhiều gà chọi. Ngoài ra ông cũng là người rất sành thưởng thức hát bội và thường tự tay cầm chầu. Tả Quân Lê Văn Duyệt là người đã từng khuyên vua Gia Long chọn con của Đông Cung Cảnh để nối ngôi thay vì hoàng tử Đảm (là vua Minh Mạng sau này). Do từ tiền triều đã được nhập triều bất bái nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng và đã giết Huỳnh Công Lý, cha một quí phi của vua Minh Mạng, vì tội tham nhũng.Ông qua đời tại thành Gia Định vào đêm 30/7/1832.
Vụ án Lê Văn Duyệt
Từ khi Lê Văn Khôi là con nuôi của Lê Văn Duyệt nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định) vào năm 1833, vua Minh Mạng thường ban trách Lê Văn Duyệt. Năm1835 Phan Bá Đạt dâng sớ kể tội Lê Văn Duyệt. Vua Minh Mạng mới dụ rằng: "Còn như Lê Văn Duyệt và con cháu hắn nên xử tội như thế nào thì giao cho đình thần nghị xử." Vài hôm sau, Hà Quyên, Nguễn Tri Phương và Hoàng Quýnh tâu lên vua 6 tội của Lê Văn Duyệt.
Đến khi nghị án xong có 7 tội nên trảm, 2 tội nên giảo và 1 tội nên phát quân. Vua mới dụ rằng: "Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, không bõ gia hình. Vậy cho Tổng Đốc Gia Định đến chổ mả hắn, san làm đất phẳng và khắc đá dựng bia ở trên viết cho những chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt thụ pháp xứ", để chính tội danh cho kẻ đã chết, mà tỏ phép nước về đời sau, làm gương cho kẻ quyền gian muôn đời."
Ngôi mộ của Tả Quân
Đến năm1841 vuaThiệu Trị xuống chiếu hủy bỏ bia kết tội và xiềng xích, cho xây đắp lại mộ mà ngày nay còn thấy ở Bà Chiểu,quận Bình Thạnh. Đến đời vua Tự Đức lại cho đắp mộ tại Gia Định cao rộng thêm và cho tu bổ lại đền thờ cạnh mộ, nay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu.
Năm 1848 Tả quân được truy phục Vọng các công thần, chưởng Tả Quân Bình Tây Tướng quân Quận Công và được đưa vào miếu Trung Hưng Công Thần. Trong đền thờ ở giữa là bài vị Khâm Sai Đại Thần, Quản Bình Tây Đại Tướng Quân, bên trái có bài vị Quận Công chi thần vị. Theo nhiều nhà nghiên cứu trước đây nhận định thì ngôi mộ thực của Tả Quân Lê Văn Duyệt nằm ở Tiền Giang: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại Gia Định Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh Định Tường. (Tiền Giang ngày nay)". (Huỳnh Minh, Gia Định xưa, NXB Thanh Niên in lại năm 2001, trang 53.) Mới đây (tháng 4 năm 2006), sau một cuộc khảo sát ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại:
Nhà nghiên cứu Lý Việt Dũng
Vào triều Minh Mạng, Lê Văn Duyệt làm tổng trấn thành Gia Định, coi cả quân dân trọn vùng Nam bộ, quyền uy rất lớn. Vua Minh Mạng rất úy kỵ Lê Văn Duyệt. Có nhiều lý do:
1. Khi vua Gia Long sắp băng hà có hỏi ý kiến thì Lê Văn Duyệt tâu là nên truyền ngôi cho con của Đông cung Cảnh đã quá cố thay vì hoàng tử Đảm là vua Minh Mạng sau này.
2. Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng.
3. Lê Văn Duyệt có nhiều hành động ỷ mình là cố mệnh đại thần (đại thần của tiên đế), nặng nhất là vụ chém Hoàng Công Lý, cha một cung tần sủng ái của vua Minh Mạng.
4. Theo Đại Nam liệt truyện chính biên thì khi làm tổng trấn thành Gia Định, Lê Văn Duyệt uy quyền to lắm mà lòng người cũng kính phục nên vua Minh Mạng tuy trong lòng căm ghét nhưng cũng không dám làm gì. Năm 1832 Tả quân qua đời thì vua Minh Mạng bỏ chức tổng trấn Gia Định mà đặt chức tổng đốc Phiên An thay thế, rồi cử Nguyễn Văn Quế làm tổng đốc, Bạch Xuân Nguyên làm bố chính.Nguyên là đứa tham bạo lại nói rằng mình nhận mật chỉ đến truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi tra hỏi chứng cớ, trị tội bọn bộ hạ của Tả quân ngày trước, trong đó có Lê Văn Khôi. Khôi nguyên tên Nguyễn Hữu Khôi người Cao Bằng, nhân làm loạn bị quan quân truy đuổi phải chạy vào Thanh Hóa được Tả quân lúc này làm kinh lược ở đấy chiêu dụ. Khôi ra đầu thú được ông Duyệt tin dùng, cho làm con nuôi, đổi tên lại là Lê Văn Khôi, đem theo vào Gia Định.Khôi mưu cùng quân lính nổi dậy giết cả Bạch Xuân Nguyên và Nguyễn Văn Quế rồi rút vào thành Gia Định chống lại quân triều. Thành này rất kiên cố nên mãi đến tháng 7-1835 sau khi Lê Văn Khôi chết, thành mới bị phá. Quân triều vào giết cả thảy 1.831 người chôn chung một chỗ gọi là Mả ngụy. Sau vụ án ngụy Khôi, năm 1835 có Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Tả quân, xin truy đoạt quan chức, vợ con phải giải về Hình bộ xét tội. Vua dụ cho đình thần nghị xử. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có sáu điều, được vua ưng chuẩn giao đình thần kết án. Án nghị Tả quân có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân.Đoạn quan trọng nhất trong bản án nghị rằng: “Sự biến Phiên An, hắn thực là đầu vạ nên chiếu theo luật mưu phản, khép vào tội lăng trì, song hắn đã chịu minh tru, vậy xin truy đoạt cáo sắc, phá bỏ quan quách giết thây, để tỏ gương răn cho người khác. Còn như ông bà đời trước, ông nội bà nội, cha mẹ của hắn nếu được phong tặng cáo sắc, thì xin truy đoạt cả, mồ mả cha mẹ có tiếm dụng phong cáo trái phép nào thì đục bỏ bia đi”.Nghị án đưa lên, vua dụ có đoạn rằng: “Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: “Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”. [Quyền yêm Lê Văn Duyệt thụ (có bản chép “phục”) pháp xứ]. Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích. Đến năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, biết Tiên đế làm tội oan Lê Văn Duyệt, nên xuống chiếu hủy bỏ bia kết tội cùng xiềng xích và cho xây đắp cả lại, tức là mộ mà nay ta còn thấy ở Bà Chiểu Gia Định.Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho tu bổ lại đền thờ cạnh mộ tại vùng Bà Chiểu, nay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu (trích Tri Tân tạp chí - bài “Lê Văn Duyệt” của Nguyễn Triệu).Đọc những chữ bị Minh Mạng ra lệnh đục xóa trên các bia mộ của song thân Tả quânCác ngôi mộ tại làng Long Hưng chỉ bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia, chứ không bị san phẳng đeo xiềng xích. Điều này cũng góp phần minh chứng ngôi mộ trên Lăng Ông Bà Chiểu mới chính là mộ thật vì khi án được thi hành chỉ có mộ thật mới bị san phẳng, xiềng khóa và dựng bia sỉ nhục, còn ngôi mộ vọng tại làng Long Hưng không bia thì chẳng bị gia hình gì cả. Mà đối với một trọng án của triều đình thì không bao giờ có chuyện nhầm lẫn mộ thật với mộ vọng. Ngoài ra ông Hoàng Cao Khải, đại thần triều Thành Thái, khi viết bài văn bia kể lại tiểu sử của Tả quân cũng dựng bia tại ngôi mộ ở Gia Định.Ngày 6-4-2006, chúng tôi về Tiền Giang dự lễ giỗ của song thân Tả quân Lê Văn Duyệt mà nhân dân địa phương ấp Thạnh Hòa, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (nơi sinh của Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt) quen gọi thân mật là giỗ Ông cố, Bà cố.
Đồng bào địa phương và các tỉnh lân cận đến chiêm bái rất đông, khói hương lan tỏa khắp không gian u tịch cổ kính với nhiều cổ thụ vươn tàn rộng mát. Đây là một quần thể lăng mộ gồm hai ngôi mộ cực to và bốn ngôi vừa phải xây bằng đá ong tô ô dước màu rêu đen. Ngôi mộ to bên trái từ ngoài nhìn vào có hai vòng thành: vòng ngoài nay lì sát mặt đất bề ngang 17,75m, bề dài 21,12m; vòng trong bề ngang 10,9m, bề dài 14,43m, bề dày thành mộ 42cm. Mộ hình căn nhà đòn dông dọc, chiều ngang 2,63m, dài 3,6m, cao 2,13m. Bia chiều ngang 0,77m, chiều đứng 1,43m, viền khắc hoa văn, đầu bia hình chữ kim cũng có hoa văn rất đẹp. Bia bằng đá xanh màu xanh thẫm, được đục phẳng rồi mài láng mặt, chữ khắc âm nét rất sắc sảo. Các chữ trên mặt bia hầu hết bị đục xóa tan nát chẳng thể nào đọc được. Tuy nhiên, may mắn thay, hình như vị quan nhận lệnh triều đình Minh Mạng đục bia đã cảm nghĩa thương tình nên chừa lại những chữ cần thiết để người đời sau có thể xác định được người nằm dưới mộ là ai. Trong khi chúng tôi đang dang nắng mò mẫm cố đọc những chữ bị đục trong mặt bia thì một số đông đồng bào cùng khách thập phương tò mò đứng phía sau theo dõi, một nhân sĩ sở tại lên tiếng: “Ông tìm hiểu chi cho mệt! Đây là mộ của đức Tả quân đấy. Một nhà văn nổi tiếng đã xác nhận đây đúng là mộ ngài vì trong bia có khắc hai chữ “Thống Chế” .Nhưng theo chúng tôi biết, đây là tước hàm mà vua Minh Mạng đã cáo tặng thân phụ Tả quân khi ông mất năm 1821. Cũng cần phải nói thêm là ngay hàng lạc khoản bên trái còn sót lại bảy chữ: “Tự tử...(các chữ bị đục bỏ) Lê Văn Duyệt bái giám” , nghĩa là: “Người con nối dõi (chức tước bị đục bỏ) là Lê Văn Duyệt cúi lạy xin chứng giám lòng thành (lập bia)”. Hàng chữ to ở giữa còn bốn chữ: “Hiển khảo... (chữ bị đục) chi mộ” , nghĩa là: “Ngôi mộ của người cha đã qua đời của tôi...(chữ bị đục bỏ)”. Hàng bên phải nơi ghi ngày tháng lập bia còn nguyên tám chữ: “Tuế tại Tân Tỵ trọng xuân cốc nhật” , nghĩa là: “(Bia được lập) ngày tốt tháng hai năm Tân Tỵ (1821)”.Tuy trọn ngày 6-4-2006 chúng tôi đã cố gắng dùng đủ mọi kinh nghiệm trong nhiều năm nghiên độc bia mộ nhưng cũng đành chịu không thể đọc được chữ nào trong bốn hàng chữ bị đục vỡ, nên đành hẹn tuần sau sẽ quay lại thực hiện phương pháp dập bia của Trung Quốc. Nhưng chỉ căn cứ và những chữ còn sót lại chúng tôi cũng cho rằng người nằm dưới mộ là ông Lê Văn Toại, cha của Tả quân, vì những lý do sau đây:
1. Qua tư liệu lịch sử đích xác thì khi còn sanh tiền ông Lê Văn Toại đã có lần được ra kinh đô Huế triều kiến vua Gia Long, được phong hàm “Vũ Huân tướng quân chưởng cơ hầu” và ân tứ áo khăn. Năm 1819 vua Gia Long băng hà, Lê Văn Duyệt phải ra Huế chịu tang vua và theo lệ phải hiếu tang ba năm. Năm 1821 ông Toại mất, Tả quân phải cáo tang và xin đặc ân chịu tang cha trong khi còn chịu tang vua. Vua Minh Mạng ân tứ và cho sứ giả theo Lê Văn Duyệt vào Gia Định phúng điếu, đồng thời tặng chức hàm Thống chế cho thân phụ Tả quân (trích Đại Nam liệt truyện chính biên).
2. Bia ngôi mộ lớn nhất lập năm Tân Tỵ (1821), Tả quân mất năm 1832. Lạc khoản cũng ghi: “Người lập bia là đứa con nối dõi Lê Văn Duyệt”. Hai chữ “Hiển khảo” khắc ở đầu mộ bia chỉ “Người cha qua đời của tôi” (tức của người lập bia Lê Văn Duyệt) thì người nằm trong mộ không ai khác là ngài Lê Văn Toại, cha của Tả quân.
http://www.vietchase.com/forum/showthread.php?s=2bc1b6725f50f01706604f93a7259698&t=13973
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét