Thứ Ba, 25 tháng 12, 2007

Hồ Nguyên Trừng - Ông tổ súng thần cơ

Dưới thời nhà Hồ nước ta đã thực hiện rất nhiều cải cách quan trọng và tiến bộ như việc phát hành tiền giấy , làm lại hộ tịch . Quan trọng hơn là quân đội đã được phát triển rất mạnh vào thời kỳ này , Hồ Quí Lý thường nói với các đại thần : "Làm sao ta có được 100 vạn quân để đánh giặc phương Bắc " . Và vị tướng lỗi lạc nhất của nhà Hồ chính là Hồ Nguyên Trừng người đã chế tạo ra súng thần cơ, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ với ba loại rất hiện đại : loại lớn đặt trên lưng voi, loại nhỡ hai người khiêng, loại nhỏ vác vai (như bazooka thời nay ) , ông cũng chính là người lập nên phòng tuyến thành Đa Bang Hồ Nguyên Trừng - Ông tổ súng thần cơ

Dưới thời nhà Hồ nước ta đã thực hiện rất nhiều cải cách quan trọng và tiến bộ như việc phát hành tiền giấy , làm lại hộ tịch . Quan trọng hơn là quân đội đã được phát triển rất mạnh vào thời kỳ này , Hồ Quí Lý thường nói với các đại thần : "Làm sao ta có được 100 vạn quân để đánh giặc phương Bắc " . Và vị tướng lỗi lạc nhất của nhà Hồ chính là Hồ Nguyên Trừng người đã chế tạo ra súng thần cơ, Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ với ba loại rất hiện đại : loại lớn đặt trên lưng voi, loại nhỡ hai người khiêng, loại nhỏ vác vai (như bazooka thời nay ) , ông cũng chính là người lập nên phòng tuyến thành Đa Bang

Việc ông lập một phòng tuyến chống giặc bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang (Ba Vì) kéo dài theo bờ Nam sông Đà, sông Hồng cho đến Ninh (Nam Hà) rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km, đã tỏ rõ ông là một nhà quân sự kiệt xuất. Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo: ông cho đúc nhiều dây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phục trang bị bằng hỏa lực mạnh, từng khiến cho thủy binh giặc nhiều phen khiếp đảm. Tuy vậy, nói Hồ Nguyên Trừng người ta thường nhắc nhiều đến công sáng chế ra súng "thần cơ" của ông.

Thời ấy, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành trì và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng đã phải gấp tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Nhờ thông minh tuyệt vời và khả năng suy nghĩ phi thường, Hồ Nguyên Trừng đã đúc kết những kinh nghiệm cổ truyền, trên cơ sở đó, phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá sấm sét. Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ".

Súng thần cơ của Nguyên Trừng có đầy đủ các bộ phận cơ bản của loại súng thần công ở những thế kỉ sau này. Nòng súng là một ống đúc bằng sắt hoặc bằng đồng. Phía đuôi súng được đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Đạn pháo là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn, người ta nhồi thuốc súng vào phía đáy rồi đặt mũi tên vào giữa và nhồi loại đạn ghém bằng sắt và chì. Súng thần cơ có nhiều loại: loại nhỏ dùng cho bộ binh bắn xa ứng chừng 700 mét. Hồ Nguyên Trừng đặc biệt cho chế tạo nhiều loại thần cơ lớn gọi là "thần cơ pháo".

Thần cơ pháo thực chất là cỡ lớn được đặt cố định trên thành hoặc trên xe kéo cơ động. Quân Minh bao phen kinh hoàng về loại súng này mà không hiểu nổi. Nhưng cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại và không được dân ủng hộ, trong lúc quân giặc giương cao cờ "phù Trần diệt Hồ". Giặc Minh bắt được nhiều súng thần cơ, bắt được cả nhà sáng chế ra nó. Trong "Vân Đài loại ngữ", Lê Quý Đôn nhắc đến một tình tiết: "quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng".

Nếu nhớ lại rằng vào thời Hồ Nguyên Trừng, thế giới còn đang thai nghén về súng đại bác thì chúng ta càng tự hào về những sáng chế của ông.Thật đáng tiếc cho Nguyên Trừng khi sinh ra mà ko gặp thời , nếu thay được triều Nguyễn thối nát bằng nhà Hồ thì có lẽ nước ta bây giờ đã có thể sánh vai cùng Nhật Bản làm "con rồng của Châu Á " .

PHẦN PHỤ LỤC

Thành nhà Hồ
thành nhà Hồ còn có tên gọi khác là thành Tây Đô, hay còn gọi là thành An Tôn và chính thức được coi là kinh đô của đất nước ta thời đó.

Để đối phó với âm mưu xâm lược đang đe dọa, với cách nhìn của một nhà quân sự, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn - một nơi địa hình vùng núi, thế đất chật hẹp, hẻo lánh để xây thành. Thành được xây dựng ở khoảng giữa hai con sông - sông Mã và sông Bưởi, phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam còn là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới.

Thành Nhà Hồ được xây dựng hết sức độc đáo - bên ngoài xây đá, còn bên trong chủ yếu là đắp đất. Được xây dựng trên bình đồ kiến trúc gần vuông, hai mặt Nam và Bắc của thành Nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m và tường thành bao quanh. Độ cao trung bình của thành Nhà Hồ từ 7 - 8m, có nơi như ở cửa Nam cao tới 10m - một bằng chứng về sức lao động và tài năng khéo léo của nhân dân ta lúc bấy giờ.

Thành Nhà Hồ được tạo lên bởi những tảng đá xanh đẽo vuông vức, công phu, ít nhất cũng tạo được từ 4 đến 5 mặt phẳng, có tấm rất to ở cửa Tây dài tới 5,1m; rộng 1,59m; cao 1,30m, được xếp chồng lên nhau thành hình chữ công. Những phiến đá to và nặng như thế được xếp chồng lên nhau, không cần chất kết dính mà vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua 600 năm thử thách, cơ bản phần ốp đá bên ngoài hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Thành Nhà Hồ có 4 cửa: Đông, Tây , Nam, Bắc. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các mặt thành kỹ thuật ghép đá đạt đến trình độ cao. Những cổng thành được xếp các phiến đá theo hình múi cam, có kích thước rất lớn. Với hai cánh cửa dày, nặng và chắc được thể hiện qua dấu vết để lại của những lỗ đục vào đá và những chỗ lắp ngưỡng cửa. Xưa kia khi đóng, khi mở bởi những bộ cánh cửa gỗ có bánh xe lăn, then cài chốt ngang. Ba mặt Đông, Tây, Bắc đều được xây một cửa cuốn, vòm giữa xây to và cao hơn hai vòm bên. Thành Nhà Hồ - một công trình kiến trúc vững chắc, thể hiện rõ vai trò một trung tâm quân sự. Điều đáng ngạc nhiên là một công trình kiến trúc đồ sộ, vững chắc như vậy mà chỉ được xây trong vòng có 3 tháng.

Thành Nhà Hồ đã từng được coi là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội nước ta. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi 7 năm (1400-1407) dưới triều Hồ, nhưng đây là một kiến trúc độc đáo và thực sự là một di sản quý báu, một biểu hiện kiệt xuất của những công trình thành cổ, đồng thời di tích thành Nhà Hồ còn là một danh lam thắng cảnh, một tụ điểm du lịch đẹp mắt, hấp dẫn khách du lịch tới tham quan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét