Thứ Hai, 24 tháng 12, 2007

Cao Bá Quát

Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, anh hùng thời Nguyễn, tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đư­ờng và Mẫn Hiên. Quê làng Phú Thuỵ, huyện Gia Lâm, xứ Kinh Bắc (ngoại thành Hà Nội).
Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo nghèo, thanh liêm. Cha là cụ đồ nho Cao Hữu Chiếu. Anh ruột là Cao Bá Đạt (anh em sinh đôi) đỗ cử nhân, làm tri huyện Nông Cống, Thanh Hoá.
Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, anh hùng thời Nguyễn, tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đư­ờng và Mẫn Hiên. Quê làng Phú Thuỵ, huyện Gia Lâm, xứ Kinh Bắc (ngoại thành Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo nghèo, thanh liêm. Cha là cụ đồ nho Cao Hữu Chiếu. Anh ruột là Cao Bá Đạt (anh em sinh đôi) đỗ cử nhân, làm tri huyện Nông Cống, Thanh Hoá.
Thuở nhỏ, ông nổi tiếng thần đồng. Năm 1831, thời Minh Mệnh, ông đỗ á nguyên kỳ thi hư­ơng ở Thăng Long, như­ng về sau bộ duyệt lại đánh xuống cuối bảng. Những năm sau (1832, 1835) hai phen ông vào Huế thi hội đều bị hỏng bởi lời văn phóng đạt, không chịu khuôn phép song tiếng tăm đã lẫy lừng.
Từ đó, Cao Bá Quát thường đi ngao du đó đây, lấy văn chư­ơng để nói đến chính trị và lẽ sống ở đời. Năm 1841, thời Thiệu Trị, theo lời đề cử của quan đầu tỉnh Bắc Ninh, ông đư­ợc cử vào kinh giữ chức Hành tẩu bộ Lễ. Ông có chân trong Mặc Vân thi xã nổi tiếng. Đây là thời kỳ Cao Bá Quát và Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đư­ợc nổi danh "Thần Siêu, Thánh Quát".
Thơ Cáo Bá Quát nổi tiếng hay, ngư­ời đời phải chịu là bậc Thánh. Tạp chí Quê Hư­ơng xin giới thiệu một số giai thoại về Cao Bá Quát: Ta là bậc quân tử Từ Bắc Ninh sang cố đô Thăng Long đi qua nhà quan Đốc học, nghe có tiếng bình văn, nho sinh Cao Bá Quát dừng lại. Nghe đến đoạn nào dở, cậu bịt mũi nhăn mặt, lắc đầu. Quan đốc học nổi giận, truyền gọi vào hạch:
- Học ai mà dám kiêu căng vô lễ thế?
- Bẩm quan, học ông Trình, ông Chu ạ.
- A! Đã thế, hãy nghe đây: nếu đối đư­ợc vế này ta tha tội, bằng không thì liệu đấy, ta sẽ cho ăn đòn: Nhĩ tiểu sinh hà xứ đáo lai, cảm thuyết Trình, Chu sự nghiệp? (Mày là đứa tiểu sinh ở đâu tới mà dám nói đến sự nghiệp Trình, Chu?).
Cao Bá Quát ứng khẩu đối ngay:
Ngã quân tử kiến cơ nhi tác, dục vi Nghiêu, Thuấn quân dân! (Ta là bậc quân tử biết thời mà dấy, muốn cho vua và dân trở nên đời Nghiêu, Thuấn!)
Quan Đốc học nghe, tròn xoe mắt nhìn cậu thiếu niên từ đầu đến chân, nghĩ thầm: "Rồi hắn sẽ làm những chuyện động trời khuấy đất cho mà xem".
Sau này, khi dấy binh khởi nghĩa chống lại triều đình Huế, với t­ư tư­ởng yêu nư­ớc thư­ơng dân đó, Cao Bá Quát lại phát triển ý ấy qua lời hịch:
Bình Dư­ơng, Bồ bản vô Nghiêu, Thuấn Mục Dã, Minh Điều hữu Võ, Thang. (ở Bình Dư­ơng và Bồ Bản không có những ông vua tốt như­ Nghiêu, Thuấn. Thì ở Mục Dã, Minh Điều phải có những ng­ười chống lại Võ, Thang). Lòng kiên trì luyện chữ
Thuở nhỏ, đang theo học ở trư­ờng Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nh­ưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, như­ng đêm đến, Cao Bá Quát th­ường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như­ "rồng bay ph­ượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn l­uư lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét